Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là biện pháp quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, từ đó tăng sức cạnh tranh và ngăn chặn hành vi xâm phạm sản phẩm của mình. Vậy thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp là như thế nào?

>>> Xem thêm: Mua đất làm nhà xưởng cần đáp ứng những điều kiện gì để thực hiện được thủ tục làm sổ đỏ cần những giấy tờ gì ?

1. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ mục 1, mục 4 Chương 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi bởi Thông tư 05/2013/TT-BKHCN, Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm:

– 02 Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;

– 01 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;

– 04 bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;

– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động);

– Giấy uỷ quyền (nếu chủ đơn ủy quyền cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục);

– Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Tài liệu xác nhận quyền sơ hữu kiểu dáng công nghiệp (nếu có).

1. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

2. Quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Quy trình, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định đối tượng cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Theo khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi , kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm.

>>> Tìm hiểu: Thủ tục chứng thực chữ ký cần những gì? Phải chuẩn bị những giấy tờ gì?

Bước 2: Phân loại và tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng

Việc phân loại và tra cứu sẽ giúp chủ đơn đánh giá được khả năng đăng ký trước khi quyết định nộp đơn đăng ký. Cụ thể, điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

– Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới:

  • Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
  • Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới so với chính nó. Theo đó trước khi kiểu dáng công nghiệp được nộp đơn đăng ký, chủ đơn không nên công bố kiểu dáng vì sẽ làm mất tính mới của chính nó.
Xem thêm:  Thừa kế đất đai không có di chúc thực hiện như thế nào?

>>> Xem thêm: Sổ hồng là gì? 03 cách phân biệt sổ hồng với sổ đỏ cực dễ?

– Kiểu dáng công nghiệp phải có tính sáng tạo:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn… kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

– Kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng áp dụng công nghiệp: Tức là khả năng dùng làm mẫu để chế tạo, sản xuất công nghiệp, hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Sau khi tra cứu và kết luận kiểu dáng công nghiệp có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ

Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất.

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 02 Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

  • Cục Sở hữu trí tuệ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội;
  • Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh;
  • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Bước 5: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Trường hợp Kiểu dáng công nghiệp đủ điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo cấp văn bằng cho kiểu dáng, ngược lại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký.

(Căn cứ mục 4 Chương 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi bởi Thông tư 05/2013/TT-BKHCN, Thông tư 16/2016/TT-BKHCN)

3. Chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC, sửa đổi bởi Thông tư 31/2020/TT-BTC như sau:

Xem thêm:  Nghĩa Vụ Quân Sự: Những Thay Đổi Về Tiêu Chuẩn Từ 01/01/2024

>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua đất bán đấu giá là bao nhiêu?

Đơn vị: đồng

Nội dungMức tiền
Lệ phí nộp đơn150.000
Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ120.000
Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp100.000
Phí thẩm định đơn700.000 cho 01 đối tượng
Phí công bố đơn120.000
Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi60.000 đồng chô mỗi hình
Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định480.000 cho 01 đối tượng
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có)600.000 cho 01 đơn ưu tiên

Nếu có nhu cầu tư vấn thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp, ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

>>> Làm sao để kiểm tra sổ đỏ giả khi sau khi thực hiện cầm cố, thế chấp?

>>> Thủ tục công chứng mua bán nhà cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

>>> Lệ phí công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế tại Phòng công chứng hết bao tiền?

>>> Phí công chứng mua bán nhà đất được tính như thế nào theo quy định của pháp luật?

>>> Sang tên sổ đỏ mà người bán không đưa thì thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *