Trong nghiên cứu kinh tế, chúng ta thường gặp các khái niệm GDP, GNP trong việc đánh giá sự phát triển và tăng trưởng của một quốc gia. Vậy thì GNP là gì? So sánh GNP và GDP như thế nào? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về khái niệm GNP nhé.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng tại Hà Nôi – Thủ tục nhanh gọn, uy tín

1. GNP là gì? So sánh khái niệm GNP và GDP

1.1 Khái niệm

GNP là viết tắt của cụm từ Gross National Product, nghĩa là tổng sản phẩm quốc gia. Hiểu đơn giản thì đó là tổng giá trị của các dịch vụ, sản phẩm cuối cùng mà công dân (người mang quốc tịch) của một đất nước tạo ra ở trong lãnh thổ đất nước đó và cả giá trị của các dịch vụ, sản phẩm cuối cùng mà công dân đó tạo ra ở nước ngoài.

Tổng sản phẩm để tính GNP không phải là sản phẩm trung gian trong sản xuất những sản phẩm khác mà phải là sản phẩm cuối cùng được tiêu thụ trực tiếp bởi người tiêu dùng.

 GNP là gì? So sánh khái niệm GNP và GDP

1.2 Ví dụ về GNP

Để dễ hình dung về khái niệm sản phẩm cuối cùng chúng ta hãy xem xét ví dụ sau:

Một chiếc lốp xe đạp được bán cho công ty sản xuất xe đạp để sản xuất xe đạp, chiếc lốp xe đó là sản phẩm trung gian và chiếc xe đạp hoàn chỉnh được bán tới tay người tiêu dùng là sản phẩm cuối cùng. 

Cũng chiếc lốp xe đó nếu được bán tới tay người tiêu dùng để người đó về tự thay lốp cho chiếc xe đạp của mình thì đó là sản phẩm cuối cùng.

Một ví dụ tiếp theo về phạm vi để tính GNP đó là thu nhập. Thu nhập cũng được tính vào GNP và được tính theo ai là người tạo ra thu nhập chứ không phải thu nhập được tạo ra ở đâu.

Ví dụ một công dân Hàn Quốc đầu tư mở nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại Bắc Giang. Phần lợi nhuận ròng sau thuế từ hoạt động sản xuất của nhà máy sẽ được dùng để tính GNP của Hàn Quốc. Nhà máy đó thuê lao động Việt Nam vào làm việc thì phần tiền lương của người lao động Việt Nam được dùng để tính GNP của Việt Nam, còn phần tiền lương của quản lý người Hàn Quốc làm việc tại nhà máy được dùng để tính GNP của Hàn Quốc.

GNP thường được tính trong một khoảng thời gian nhất định ví dụ như một năm tài chính.

Một điểm cần lưu ý nữa là GNP chỉ tính những sản phẩm mới được sản xuất. Việc kinh doanh những sản phẩm được sản xuất trước đó (ví dụ hoạt động bán lại xe cũ) sẽ không được tính vào GNP của năm hiện tại.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng tặng nhà đất cho con

2. Ý nghĩa của GNP đối với nền kinh tế

Trong các nghiên cứu về kinh tế, chỉ số GNP cung cấp các thông tin quan trọng về hoạt động của công dân và sự phát triển sản xuất của quốc gia đó.

  • Đo lường quy mô kinh tế: GNP thể hiện tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất của một quốc gia, giúp đánh giá khối lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế của đất nước đó.
  • Đánh giá sự đóng góp của công dân: GNP phản ánh sự đóng góp của công dân và doanh nghiệp nào vào sản xuất ở trong và ngoài vùng lãnh thổ đất nước, thể hiện sự tương tác của công dân trong hoạt động kinh tế.
  • Đo lường sức mạnh kinh tế: các quốc gia thường sử dụng GNP như một thước đo thể hiện sự khỏe mạnh của nền kinh tế. Mức độ tăng trưởng GNP sẽ cho thấy sự phát triển và năng lực kinh tế của một đất nước; giúp đất nước xác định vị thế kinh tế, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
  • Hoạch định chính sách kinh tế, tài khóa: GNP cung cấp cho chính phủ, các nhà quản trị thông tin như sự tăng trưởng, sự phân bố thu nhập, mức đầu tư và tiêu dùng để từ đó đưa ra các chính sách kinh tế tài khóa phù hợp với từng thời kỳ.
Xem thêm:  Người dân sẽ làm như thế nào khi đào được vàng? Tài sản này có thuộc về Nhà nước hay không?

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh tại Hà Nội giá rẻ trọn gói

  • Thể hiện sự phân phối thu nhập: GNP đường dùng để phân tích và đánh giá sự phân phối thu nhập trong một quốc gia. Từ đó, chính phủ có thể xác định mức độ chênh lệch thu nhập, nhận thức của người dân ở các khu vực.
  • Thu hút đầu tư và thương mại quốc tế: GNP là một trong yếu tố để các nhà đầu từ và đối tác thương mại quốc tế ra quyết định đầu tư. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định có thể thu hút đầu tư và tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại quốc tế.
Ý nghĩa của GNP đối với nền kinh tế

3. Phân loại các GNP

Nội dung trên đã giúp bạn hiểu rõ GNP là gì? Vậy GNP có những loại nào? Trong nghiên cứu các yếu tố vĩ mô, các nhà kinh tế phân loại GNP thành 02 loại sau:

GNP danh nghĩa (GNPn):

Đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất trong một thời kỳ, theo giá thị trường tại thời điểm hiện hành. GNPn thường được dùng khi muốn nghiên cứu mối quan hệ tài chính – ngân hàng.

>>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ cho người thuê lại đất trong khu công nghiệp

GNP thực tế (GNPr):

Đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất trong một thời kỳ, theo giá cố định ở một thời điểm được chọn làm gốc. Chỉ số GNP này được tính dựa trên biến động của giá cả và yếu tố lạm phát. Vì vậy, GNPr thường được sử dụng để phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

Phân loại các GNP

4. Các công thức tính GNP

4.1. Cách tính thứ nhất

GNP  = (X-M) + NR + C + I + G

Trong đó:

  • X là khối lượng xuất khẩu ròng của quốc gia
  • Y là khối lượng nhập khẩu ròng của quốc gia
  • NR là thu nhập ròng của các tài sản nước ngoài
  • C là mức chi phí tiêu dùng của cá nhân
  • I là mức đầu tư cá nhân trong nước
  • G là mức chi tiêu công của nhà nước

4.2. Cách tính thứ hai

GNP = GDP + PI(R) – PI(P) = GDP + NPI

Trong đó:

  • GDP là kết quả sản xuất kinh doanh bình quân trên đầu người
  • PI(R) là thu nhập từ tài sản do các nhân tố trong nước tạo ra ở nước ngoài
  • PI(P) là thu nhập từ tài sản do các nhân tố nước ngoài tạo ra ở trong nước
  • NPI là thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài
Xem thêm:  3 điều quan trọng liên quan đến việc ký giáp ranh trong quá trình làm Sổ đỏ.

>>> Xem thêm: Cách kiểm tra sổ đỏ thật giả đơn giản để tránh tiền mất tật mang

5. GNP và GDP khác nhau như thế nào?

Một số người thường nhầm lẫn khái niệm GDP và GNP. Về cơ bản đây là hai chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của một nền kinh tế. Do đó, GNP và GDP có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, về mặt bản chất, GNP và GDP cũng có những điểm khác biệt rõ rệt sau:

So sánhGNPGDP
Tên đầy đủGross National ProductTổng sản phẩm quốc giaGross Domestic ProductTổng sản phẩm quốc nội
Định nghĩaTổng giá trị của các dịch vụ, sản phẩm cuối cùng mà công dân (người mang quốc tịch) của một đất nước làm ra ở cả trong và ngoài lãnh thổ quốc giaTổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ở một quốc gia trong một thời kỳ nhất định
Phạm viGNP bao gồm tổng sản lượng quốc gia, tính cả trong nước và ngoài nước, miễn là do công dân nước đó tạo raGDP bao gồm tổng giá trị của các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ quốc gia đó tạo ra
Cách tínhGNP = (X-M)+NR+C+I+GGDP = C+I+G+NX
Ý nghĩaGNP là thước đo tốt hơn về số lượng hàng hóa và dịch vụ mà mỗi người dân của quốc gia đó sản xuất được vì có bao gồm GDP và phần tài sản từ nước ngoàiGDP  là thước đo về số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra của người dân trong quốc gia đó
Ứng dụngGNP được ngân hàng thế giới sử dụng để đưa ra các ước tính về nền kinh tế của các quốc giaGDP được quốc gia sử dụng để tính toán tốc độ tăng trưởng hàng năm

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà bao gồm những gì?

6. Kết luận về sự so sánh giữa GNP và GDP

Trong việc nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô, chỉ số GNP luôn được quan tâm hàng đầu để có những đánh giá chính xác về tình hình kinh tế, sự phát triển của quốc gia. Với những thông tin trên chúng tôi tin rằng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khái niệm GNP là gì, ý nghĩa của GNP cũng như phân biệt hai chỉ số kinh tế GNP – Tổng sản phẩm quốc gia và GDP – Tổng sản phẩm quốc nội. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các từ khóa:

>>> Biểu phí công chứng hợp đồng mua bán nhà mới cập nhật [2023]

>>> Di chúc miệng ghi âm có hợp pháp không?

>>> Công chứng văn bản tha kế di sản bao gồm: Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản thừa kế và văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.

>>> Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đối với vợ chồng sau khi ly hôn

>>> Luật 2023, đất giãn dân có được tách thửa không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *