Bài viết này mang đến thông tin về những số điện thoại mà bạn nên tránh nghe, cũng như những thủ đoạn lừa đảo thông qua điện thoại mà người dân nên đề phòng.

>>>Tìm hiểu thêm: Công chứng ngoài trụ sở miễn phí dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. 

1. Những số điện thoại nên tránh

Các đầu số điện thoại mà bạn không nên nghe có thể là các đầu số trong và ngoài nước, được liệt kê như sau:

Những số điện thoại không nên nghe

Danh sách đầu số điện thoại quốc tế không nên bắt máy và gọi lại: +224, +232, +252, +231, +247, +375, +381, +371, +563, +255, +370…

Các đầu số trong nước có dấu hiệu lừa đảo thường gặp: +1900, +024, +028…

Danh sách những số điện thoại nên tránh

Đầu số +1900Đầu số +028Đầu số +024Số điện thoại quốc tế
190034390289996443902439446395+8919008198
190045100285678650102499950060+4422222202
190021910289996443802499954266+22382271520
19003441028999644370249997041+22379262886
190021700287303465302444508888+22375260052
190024460289995001202499950412
19001095028730655550249997037
190021900289996444802499997044
190021960282200026602499950212
19004562028710869002499950036
19003440028999500150249997038
19001199028999585880249992623
028710990820249997035
028999961420249994266
02499985212
0245678520
02499985220
0249997044

Bên cạnh danh sách số điện thoại không nên nghe, bạn cũng có thể nhận biết số lừa đảo dựa trên các đặc điểm sau:

  • Nguồn gốc cuộc gọi không rõ ràng
  • Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân
  • Sử dụng mã vùng quốc tế không quen thuộc, cuộc gọi từ quốc gia lạ

2. Thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại phổ biến cần cảnh giác

Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua điện thoại đang trở nên phổ biến, với một số thủ đoạn phổ biến như sau:

>>>Tìm hiểu thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh, uy tín tại Hà Nội.

  • Giả mạo Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án… gọi điện gây sức ép, yêu cầu nộp tiền.
    • Kịch bản lừa đảo thường là giả làm Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án để liên hệ với nạn nhân, thông báo về vi phạm không có thật và khai thác thông tin cá nhân của người nghe.
    • Sau đó, chúng sử dụng thông tin này để làm giả lệnh bắt, khởi tố của cơ quan Công an, đe dọa nạn nhân và yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra.
  • Giả danh ngân hàng gọi điện mời chào vay tiền online.
    • Thủ đoạn này thực hiện bằng cách hướng dẫn nạn nhân làm các thủ tục vay, mở tài khoản online. Sau đó, họ gửi yêu cầu xác nhận phê duyệt khoản vay và yêu cầu nộp các khoản tiền lệ phí, tiền trả góp… để chiếm đoạt.
  • Giả danh nhân viên cửa hàng, công ty xổ số… gọi điện thông báo họ may mắn nhận được phần thưởng có giá trị cao.
    • Để nhận phần thưởng này, nạn nhân phải mua một sản phẩm với giá cao hơn giá trị thị trường hoặc chuyển trước một số tiền đóng thuế để nhận thưởng, sau đó đối tượng lừa đảo chiếm đoạt.
Xem thêm:  Những loại hợp đồng nhà đất không bắt buộc phải công chứng

3. Bị lừa đảo qua điện thoại, đòi lại tiền thế nào?

Sau khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo và không thể liên lạc lại với đối tượng lừa đảo, người bị hại cần ngay lập tức thông báo cho cơ quan Công an địa phương, chẳng hạn như Công an xã, phường, thị trấn, để được giải quyết kịp thời.

Bị lừa đảo qua điện thoại, đòi lại tiền thế nào?

Khi đến cơ quan Công an để tố giác tội phạm lừa đảo, người bị hại cần chuẩn bị:

  • Đơn trình báo Công an (trình bày chi tiết về sự kiện lừa đảo và các yêu cầu cần giải quyết);
  • Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;
  • Chứng cứ kèm theo: Bản ghi âm, biên lai chuyển tiền, ảnh chụp tin nhắn… đặc biệt là những thông tin liên quan đến hành vi phạm tội.

Người bị hại cũng có thể tố giác tội phạm thông qua đường dây nóng của Bộ Công an hoặc Công an địa phương:

  • Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại Hà Nội: 069.2342431.
  • Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh: 069.3336310.
  • Công an Hà Nội: 024.3942.2532.
  • Công an thành phố Hồ Chí Minh: 0283.8413744 hoặc 0693187680.

Sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, cơ quan Công an sẽ tiến hành điều tra dựa trên thông tin mà người tố giác cung cấp. Người bị lừa đảo qua điện thoại cần tích cực hợp tác với cơ quan Công an để cung cấp thêm thông tin hỗ trợ điều tra, giúp nhanh chóng xác định và truy cứu trách nhiệm đối tượng lừa đảo.

Trên đây là thông tin về những số điện thoại không nên nghe và các thông tin liên quan. Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp cộng đồng người dùng điện thoại di động nâng cao cảnh giác và phòng tránh khỏi các thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại.

Xem thêm:  Công chứng mua bán nhà đất và 4 điều cần lưu ý

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các từ khóa:

>>> Văn phòng công chứng hà nội miễn phí ký ngoài trụ sở, tư vấn tận tình cho khách hàng.

>>> Thủ tục chứng thực chữ ký cần chuẩn bị những giấy tờ gì theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành.

>>> Bí kíp tìm đối tác kinh doanh hiệu quả và thu lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

>>> Thủ tục công chứng giấy ủy quyền và những loại giấy tờ mà bên ủy quyền cần phải cung cấp trong trường hợp liên quan đến bất động sản.

>>> Biển Số Định Danh Quy Định Và Điều Kiện Liên Quan

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *