Gia súc gia cầm thường là những động vật được nuôi trong gia đình và việc chúng đi lạc là không hiếm gặp trong cuộc sống. Vậy nếu gặp gia súc gia cầm đi lạc thì có được giữ lại nuôi và xác lập quyền sở hữu không?

>>> Xem thêm: Thủ tục chứng thực chữ ký cần những gì theo quy định pháp luật?

1. Gia súc gia cầm đi lạc, có được giữ lại nuôi không?

Căn cứ Điều 231, Điều 232 Bộ luật Dân sự hiện hành về xác lập quyền sở hữu với gia súc gia cầm đi lạc, người bắt được gia súc, gia cầm bị thất lạc phải thực hiện như sau:

– Với gia súc: Phải giữ lại để nuôi và báo ngay cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi người bắt được gia súc thất lạc cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Trong đó, thời gian giữ lại nuôi theo quy định tại khoản 1 Điều 231 Bộ luật Dân sự là 06 tháng thông báo công khai hoặc sau 01 năm với gia súc thả rông theo tập quán thì người bắt được gia súc sẽ được xác lập quyền sở hữu.

>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê nhà đầy đủ, đơn giản áp dụng năm 2023

Ngoài ra, nếu trong thời gian thông báo công khai mà chủ sở hữu của gia súc đó nhận lại được gia súc bị thất lạc thì người này phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc bị lạc.

Gia súc gia cầm đi lạc, có được giữ lại nuôi không?

Đặc biệt, trong thời gian nuôi giữ gia súc bị lạc, nếu gia súc sinh con thì người bắt được sẽ được giữ lại một nửa số con non hoặc 50% giá trị số gia súc con được sinh ra và nếu cố ý làm gia súc bị chết thì phải bồi thường thiệt hại.

– Với gia cầm: Không giống với gia súc, căn cứ Điều 232 Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu gia cầm bị thất lạc thì người bắt được phải thông báo công khai trong thời gian 01 tháng. Sau thời gian này, nếu không có người đến nhận thì người bắt được gia cầm sẽ được sở hữu cùng với hoa lợi do gia cầm sinh ra.

Trong đó, hoa lợi do gia cầm sinh ra là sản lượng tự nhiên mà gia cầm sinh ra như gia cầm là gà thì hoa lợi sẽ là trứng…

Nếu chủ sở hữu nhận lại gia cầm bị thất lạc thì thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác (nếu có) cho người bắt được.

Xem thêm:  Điều kiện, tiêu chuẩn trở thành Công chứng viên 

Đặc biệt, cũng giống như gia súc bị thất lạc, nếu trong quá trình nuôi giữ, người bắt được gia cầm thất lạc mà cố ý làm chết thì sẽ phải bồi thường thiệt hại cho hành vi này gây ra.

2. Bắt được gia súc gia cầm đi lạc không trả, bị phạt thế nào?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, nếu bắt được gia súc, gia cầm đi lạc thì người bắt được phải giữ lại nuôi và thông báo để tìm chủ nhân của gia súc, gia cầm đó. Tuy nhiên, nếu người nhặt được cố tình không thông báo, chiếm giữ luôn gia súc, gia cầm bị thất lạc thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu cố tình chiếm giữ trái phép tài sản của người khác thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.

Bắt được gia súc gia cầm đi lạc không trả, bị phạt thế nào?

Đồng thời, người này sẽ bị buộc phải trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép gia súc, gia cầm của người khác.

Đặc biệt, trong một số trường hợp, nếu giá trị gia súc, gia cầm cao thì người vi phạm còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác như sau:

Nếu cố tình không trả lại gia súc, gia cầm có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc cố tình không giao nộp gia súc, gia cầm có giá trị dưới 10 triệu đồng mà do mình tìm được, bắt được sau khi chủ sở hữu đã yêu cầu được nhận lại thì sẽ bị phạt tiền tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.

>>> Xem thêm: Công chứng ủy quyền xe ô tô có được phép bán cho người khác không?

Trong trường hợp gia súc, gia cầm có giá trị cao từ 200 triệu đồng trở lên, người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 01 – 05 năm.

Tuy nhiên, cũng cần nói thêm, mặc dù quy định là thế nhưng gia súc, gia cầm có giá trị cao thường khá hiếm trường hợp bị thất lạc và trong thực tế việc áp dụng các quy định này cũng không được rộng rãi.

Do đó, trên thực tế, việc xử lý hành vi vi phạm chiếm giữ gia súc, gia cầm không mấy xảy ra.

Xem thêm:  Tổng Hợp 5 Kinh Nghiệm Công Chứng Để Tránh Mất Thời Gian, Tránh Lừa Đảo

Trên đây là thông tin về vấn đề: Gia súc gia cầm đi lạc. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các từ khóa:

>>> Dịch vụ làm sổ đỏ: Xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

>>> Thủ tục cấp sổ đỏ cho người thuê lại đất trong khu công nghiệp

>>> 5 cách kiểm tra sổ đỏ giả hay thật, chi tiết nhất mới cập nhật 2023

>>> Ai nộp phí công chứng hợp đồng mua bán nhà? Chi phí bao nhiêu?

>>> Bỏ cọc đấu giá biển số xe đẹp bị phạt không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *