Tự ý san lấp đất nông nghiệp có thể bị coi là hành vi hủy hoại đất và sẽ bị xử lý theo quy định. Vậy, hành vi tự ý san lấp đất nông nghiệp sẽ bị xử lý thế nào?

1. Thế nào là san lấp đất nông nghiệp?

Luật Đất đai và các văn bản pháp luật liên quan chưa có quy định cụ thể về san lấp đất. Tuy nhiên, có thể hiểu san lấp đất (hay còn gọi là san lấp mặt bằng) là việc thi công san phẳng nền đất từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau. Theo đó, san lấp đất hay còn gọi là san lấp mặt bằng.

>>> Xem thêm: Địa chỉ thực hiện dịch vụ làm sổ đỏ uy tín tại Hà Nội

Trong đó, san phẳng là việc đào những chỗ đất cao nhất trong nội tại vùng đất đó vận chuyển đến các vùng thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp nhằm làm phẳng lại bề mặt địa hình vùng đất theo mục đích sử dụng.

1. Thế nào là san lấp đất nông nghiệp?

2. Tự ý san lấp đất nông nghiệp có bị xử lý không?

Hành vi san lấp đất nông nghiệp có thể bị coi là hủy hoại đất và bị xử lý theo quy định pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013, những hành vi sử dụng đất nông nghiệp dưới đây sẽ bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai:

>>> Xem thêm: Sổ hồng là gì? 03 cách kiểm tra sổ hồng giả đơn giản tại nhà

– Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai;

– Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố;

– Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích…

Trong đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP giải thích về hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, cụ thể:

– Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp:

  • Thay đổi độ dốc bề mặt đất;
  • Hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề;
  • San lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề.

>>> Xem thêm: Tại Hà Nội văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật là văn phòng nào?

(Trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư).

Xem thêm:  Giấy vay tiền viết tay, có khởi kiện đòi nợ được không?

– Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp:

  • Làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác;
  • Làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng;
  • Gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;

– Gây ô nhiễm đất: Là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người.

– Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi làm biến dạng đất, làm suy giảm chất lượng đất… mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích ban đầu…

Tóm lại, căn cứ theo quy định nêu trên, hành vi san gạt đất làm biến dạng địa hình, thay đổi độ dốc bề mặt hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề mà làm suy giảm khả năng sản xuất nông nghiệp theo mục đích ban đầu của thửa đất hoặc lầm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm môi trường…thì bị coi là hành vi phá hoại đất.

 San lấp đất nông nghiệp có bị xử lý không?

3. San lấp đất nông nghiệp trái phép bị xử lý thế nào?

Hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất ở đâu ?

Đối với những trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức, mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;

– Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta – dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta – dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 30 – 60 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 – dưới 01 héc ta;

– Phạt tiền từ 60 – 150 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

Ngoài ra còn bị áp dụng thêm các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trong trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.

Xem thêm:  Hướng dẫn thủ tục sang tên sổ đỏ nhanh và đơn giản nhất

Trên đây là giải đáp về Tự ý san lấp đất nông nghiệp bị xử lý thế nào?. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị ThủyThẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền và giấy tờ cần phải mang theo

>>> Thủ tục công chứng di chúc tại nhà mới nhất 2023

>>> Phí công chứng sơ yếu lí lịch khi đi xin việc hết bao tiền?

>>> Mẫu văn bản phân chia di sản thừa kế mới cập nhật năm 2023

>>> Những loại hợp đồng nhà đất không bắt buộc phải công chứng

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *