Trong mỗi quốc gia, việc sở hữu một bản danh tính là điều cần thiết để tham gia vào các hoạt động xã hội và kinh tế. Và một trong những hồ sơ quan trọng nhất mà mỗi công dân cần có là thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, đi kèm với việc xin cấp thẻ này là mức thu lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân. Vậy, mức thu lệ phí này là bao nhiêu? Trường hợp nào được miễn mà không phải nộp lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân? Khi nào phải đi đổi thẻ Căn cước công dân mới? Hãy cùng Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Công chứng di chúc ở phường hay văn phòng công chứng tốt hơn, nhanh hơn?

1. Mức thu lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân phải nộp lệ phí theo quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC. Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 được giảm 50% mức thu lệ phí theo Thông tư 44/2023/TT-BTC.

TTTrường hợpLệ phí từ 01/7/2023 đến hết 31/12/2023Lệ phí từ 01/01/2024
1Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân15.000 đồng/thẻ30.000 đồng/thẻ
2Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu.25.000 đồng/thẻ50.000 đồng/thẻ
3Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.35.000 đồng/thẻ70.000 đồng/thẻ

>>> Xem thêm: Những giấy tờ cần chuẩn bị khi làm thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu là gì?

2. Các trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân

2.1. Các trường hợp miễn mức thu lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC, các trường hợp miễn lệ phí gồm:

mức thu lệ phí cấp thẻ cccd

– Đổi thẻ căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.

– Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân là:

  • Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ;
  • Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh;
  • Công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo.
Xem thêm:  Tuyển dụng viên chức sửa đổi hình thức, nội dung và thời gian thi

– Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

2.2. Các trường hợp không phải nộp mức thu lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân

– Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu theo quy định (cấp mới không phải nộp lệ phí).

– Đổi thẻ căn cước công dân theo quy định (theo quy định phải đổi thẻ căn cước khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi).

– Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ uy tín, lấy ngay tại Hà Nội

3. Khi nào phải đi đổi thẻ Căn cước công dân mới?

Song song với thẻ Căn cước công dân gắn chip, hiện nay có rất nhiều người vẫn còn sử dụng các giấy tờ đã cấp từ lâu là thẻ Căn cước công dân mã vạch và giấy Chứng minh nhân dân.

Sau đây là các trường hợp người dùng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân (cả gắn chip và mã vạch) phải đi đổi, cấp lại Căn cước công dân mới.

Đối với người sử dụng Căn cước công dân:

– Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

– Thẻ bị hư hỏng và không sử dụng được;

– Thay đổi họ, tên, chữ đệm;

– Thay đổi về đặc điểm nhận dạng;

– Xác định lại giới tính, quê quán;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

– Bị mất thẻ Căn cước công dân;

– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

(Căn cứ Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014)

Đối với người đang sử dụng Chứng minh nhân dân:

– Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (theo Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA)

– Chứng minh nhân dân bị hư hỏng và không sử dụng được;

– Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

– Thay đổi nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Thay đổi về đặc điểm nhận dạng;

– Bị mất Chứng minh nhân dân.

(Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP)

mức thu lệ phí cấp thẻ cccd

4. Không đổi thẻ Căn cước công dân có bị phạt không?

Nếu thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân nêu ở mục 3 mà không đi đổi thẻ Căn cước mới thì công dân có thể bị phạt hành chính với lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân.

Xem thêm:  Phó Trưởng thôn được hưởng phụ cấp như thế nào?

Mức phạt cho hành vi này là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144 năm 2021.

Ngoài ra, khi sử dụng Căn cước công dân, người dân cũng cần chú ý các hành vi sau để không bị phạt:

Hành viMức phạt
– Không xuất trình thẻ Căn cước khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
– Không nộp lại thẻ Căn cước cho cơ quan có thẩm quyền khi:
+ Được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
+ Thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng
– Chiếm đoạt, sử dụng thẻ Căn cước của người khác;
– Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của thẻ Căn cước;
– Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng thẻ Căn cước.
01 – 02 triệu đồng
– Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp thẻ Căn cước;
– Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp thẻ Căn cước.
02 – 04 triệu đồng
– Làm giả thẻ Căn cước nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Sử dụng thẻ Căn cước giả;
– Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố thẻ Căn cước;
– Mua, bán, thuê, cho thuê thẻ Căn cước;
– Mượn, cho mượn Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
04 – 06 triệu đồng

(Căn cứ Điều 10 Nghị định 144 năm 2021)

>>> Xem thêm: Tuyển dụng cộng tác viên dịch thuật làm việc linh động, thu nhập cao

Trên đây là quy định về mức thu lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân và các thông tin liên quan. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả cực nhanh chỉ trong 1 phút

>>> Thủ tục công chứng di chúc đối với tài sản cần lưu ý giấy tờ gì?

>>> Công chứng sơ yếu lý lịch ngay tại phòng công chứng hết bao nhiêu tiền?

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất năm 2023

>>> Thế chấp Sổ đỏ 2023: Hồ sơ, thủ tục và cách xử lý khi vi phạm

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *