Có thể hiểu cổ phiếu là giấy tờ xác nhận quyền sở hữu cổ phần. Hiện nay, cổ phiếu có mấy loại, tên các loại cổ phiếu này là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Cổ phiếu là gì? Cổ phiếu có mấy loại tất cả?
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu 01/một số cổ phần của công ty đó (theo khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020) .
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đọc thông tin trên sổ đỏ khi thực hiện giao dịch mua đất.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 cũng quy định:
2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ phiếu có 02 loại chính: Cổ phiếu phổ thông (hay còn gọi là cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi. Trong đó, cổ phiếu ưu đãi lại được chia thành 04 loại: Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi khác.
>>> Xem thêm: Văn bản phân chia di sản thừa kế có cần công chứng không?
Khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp năm 2020 yêu cầu cổ phiếu phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Như vậy, có thể nói, cổ phiếu chính là giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông công ty cổ phần đó. Và công ty cổ phần có 02 loại cổ phiếu là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.
2. Tên các loại cổ phiếu hiện nay
Như đã nêu ở trên, có 02 loại cổ phiếu là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi theo Luật Doanh nghiệp 2020.
Cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông sẽ có các quyền quy định tại Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 trong đó nổi bật là quyền dự họp, phát biểu, biểu quyết tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Còn cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ được hưởng một số đặc quyền đồng thời bị hạn chế một số quyền so với cổ đông phổ thông. Cụ thể:
- Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: Có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông.Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết có các quyền như cổ đông phổ thông nhưng không được chuyển nhượng cổ phiếu đó cho người khác (trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế).
>>> Xem thêm: Địa chỉ dịch thuật lấy ngay giao ngay tại Hà Nội
- Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: Được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được thoả thuận trước.Nhưng người nắm cổ phiếu này cũng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (trừ khi cổ phiếu ưu đãi hoàn lại chuyển thành cổ phiếu phổ thông hoặc Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại).
Bên cạnh, cách phân loại dựa vào quyền lợi của chủ sở hữu cổ phiếu thì cổ phiếu còn được phân loại theo hình thức như sau:
- Cổ phiếu ghi danh: Ghi rõ tên người sở hữu trên cổ phiếu. Cổ phiếu này khá chuyển nhượng phức tạp, phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được Hội đồng Quản trị của công ty cho phép.
- Cổ phiếu vô danh: Không ghi tên người sở hữu trên cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể tự do chuyển nhượng cổ phiếu này.
Ngoài ra, các nhà đầu tư chứng khoán còn phân loại cổ phiếu thành:
- Cổ phiếu penny (Penny stock hoặc Small caps): Để chỉ những cổ phiếu của các công ty có vốn hoá nhỏ niêm yết trên sàn chứng khoán.
- Cổ phiếu blue-chip: Ngược lại với cổ phiếu penny, cổ phiếu blue-chip là loại cổ phiếu của công ty có uy tín và tình hình tài chính vững chắc, giá trị vốn hóa thị trường lớn.
- Cổ phiếu ESOP (viết tắt của cụm từ Employee Stock Ownership Plan): Có nghĩa là “kế hoạch phát hành cổ phần thuộc sở hữu của người lao động” là loại cổ phiếu phát hành dành riêng cho người lao động có thâm niên/đóng góp lớn cho doanh nghiệp.
- Cổ phiếu OTC: những cổ phiếu chưa niêm yết, được giao dịch trên quầy không chính thức của các công ty phát hành cổ phiếu, các ngân hàng hay các công ty chứng khoán.
>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng di chúc mất bao nhiêu thời gian?
Trên đây là giải đáp về Cổ phiếu có mấy loại? Tên những loại cổ phiếu hiện nay?. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Những thông tin cần bạn cần biết trước khi thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ nhà đất
>>> Dịch thuật lấy ngay giao ngay trong ngày tại Hà Nội
>>> Những loại hợp đồng nhà đất không bắt buộc phải công chứng
>>>Công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền mất bao lâu?
>>> Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật hỗ trợ công chứng di chúc cho người lớn tuổi, không đi lại được ngay tại nhà
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch