Thông thường, nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) không may qua đời, thân nhân của người đó sẽ là được hưởng chế độ tử tuất. Tuy nhiên, nếu người lao động qua đời mà không có người thân thì chế độ này sẽ được thanh toán cho ai? Theo Luật BHXH năm 2014, chế độ tử tuất bao gồm 02 khoản tiền lớn là trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất. Nếu người lao động mất mà không có người thân thì các khoản tiền này sẽ được giải quyết như sau:

>>> Xem thêm: Phí công chứng giấy uỷ quyền cá nhân mới nhất và chính xác nhất năm 2023


1. Đối với trợ cấp mai táng

Khoản 1 Điều 66 Luật BHXH năm 2014 quy định rõ về đối tượng được trợ cấp mai táng khi người lao động chết như sau:

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

Theo quy định này, nếu người lao động chết mà không có người thân thì người đứng ra lo mang táng cho người lao động đó sẽ được cơ quan BHXH thanh toán trợ cấp mai táng.

Căn cứ khoản 2 Điều 66 nên trên, mức trợ cấp mai táng hiện được tính như sau:

Trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở

Lưu ý: Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ để tính trợ cấp mai táng được xác định là mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động đó chết. 

1. Đối với trợ cấp mai táng


2. Đối với trợ cấp tuất và mức hưởng chế độ tử tuất

Căn cứ Điều  67 và Điều 69 Luật BHXH năm 2014, khi người lao động chết thì tùy vào từng điều kiện cụ thể mà thân nhân của người đó có thể được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần.

Xem thêm:  Cẩm nang: Hướng dẫn chi tiết về cách hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm trước khi nghỉ hưu

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật miễn phí công chứng di chúc tại nhà cho người tuổi già, sức yếu.

Tuy nhiên, nếu người lao động tử vong mà không có người thân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng hoặc thành viên khác trong gia đình mà người lao động đó  đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng thì trợ cấp tuất sẽ được cơ quan BHXH giải quyết theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật BHXH năm 2014 như sau:

4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Như vậy, nếu người lao động không có người thân không may qua đời, cơ quan BHXH sẽ thanh toán trợ cấp tuất 1 lần cho những người thừa kế theo pháp luật của người lao động đó.

Nói cách khác, số tiền trợ cấp tuất 1 lần sẽ được chia đều cho những người kế theo pháp luật của người lao động đã mất.

Theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người thừa kế theo pháp luật của người lao động bao gồm:

Hàng thừa kếBao gồm:
Hàng thừa kế thứ nhấtVợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chế
Hàng thừa kế thứ haiÔng nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
Hàng thừa kế thứ baCụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.

>>> Xem thêm: Cha mẹ làm dịch vụ sang tên sổ đỏ thừa kế đất cho các con cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Theo đó, nếu người lao động không có vợ, con; bố, mẹ mà đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng trực tiếp thì tiền trợ cấp tuất 1 lần khi người đó tử vong sẽ được thanh toán cho ông, bà nội; ông, bà ngoại; anh, chị, em ruột; cháu nội, cháu ngoại của người lao động đã chết.

Xem thêm:  Những loại giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục công chứng

Nếu đến những người thân như trên cũng không có thì số tiền trợ cấp tuất 1 lần sẽ được đem chia cho cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người lao động đã chết; cháu ruột gọi người lao động đã chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột gọi mà người lao động đã chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Đối với trợ cấp tuất và mức hưởng chế độ tử tuất

Căn cứ Điều 70 Luật BHXH năm 2014, số tiền trợ cấp tuất 1 lần được tính như sau:

* Người lao động tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chết:

Mức trợ cấp tuất 1 lần=1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Số năm đóng BHXH trước 2014+2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Số năm đóng BHXH từ 2014

* Người lao động đang hưởng lương hưu chết:

Mức trợ cấp tuất 1 lần=48 x Lương hưu0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu – 2) x Lương hưu

>>> Có thể bạn chưa biết: Mẹo để phân biệt sổ đỏ và sổ hồng nhanh chóng chỉ 1 phút

Trên đây là giải đáp thắc mắc về chế độ tử tuất của người lao động không có người thân chết. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị ThủyThẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Có thể bạn quan tâm:

>>>Người nhận thừa kế đất có phải nộp thuế không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *