Để hạn chế thiệt hại do sự cố cháy nổ, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh được yêu cầu phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Vậy bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gì? Ai phải mua bảo hiểm cháy nổ?
>>> Xem thêm: Phí công chứng tất tần tật các loại giấy tờ, hợp đồng giao dịch
1. Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gì?
Hiện nay, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 và các văn bản hướng dẫn chưa đưa ra định nghĩa bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gì. Tuy nhiên, dựa trên các quy định về loại bảo hiểm này có thể hiểu đơn giản như sau:
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là một sản phẩm bảo hiểm bồi thường cho người tham gia khi có thiệt hại về tài sản do sự cố cháy nổ gây nên.
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, việc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.
Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm và được lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai.
>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói tại nhà giá rẻ hỗ trợ từ A->Z tại Hà Nội
Căn cứ Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, đối tượng được bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
– Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
– Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
Các bên phải thỏa thuận và ghi rõ đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm để làm cơ sở chi trả bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra do sự cố cháy nổ.
2. Ai bắt buộc phải mua bảo hiểm đó?
Căn cứ Điều 9 Luật Phòng cháy và chữa cháy hiện hành, cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho tài sản của cơ sở đó.
Phụ lục II Nghị định 136/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bao gồm:
STT | Cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ |
1 | Cơ quan nhà nước các cấp mà trụ sở cao từ 10 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 25.000 m3 trở lên. |
2 | Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên. |
3 | Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 350 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 10.000 m3 trở lên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên. |
4 | Bệnh viện có từ 250 giường bệnh trở lên; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên. |
5 | Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 600 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các nhà tổ chức hội nghị, sự kiện từ 10.000 m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. |
6 | Chợ hạng 1, chợ hạng 2; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hoá, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. |
7 | Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú từ 10.000 m3 trở lên |
8 | Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 10.000 m3 trở lên. |
9 | Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối tích từ 10.000 m3 trở lên. |
10 | Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích của khối nhà chính từ 10.000 m3 trở lên; nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. |
11 | Sân vận động có sức chứa từ 40.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao; cung thể thao trong nhà có sức chứa từ 500 chỗ ngồi trở lên; trung tâm thể dục thể thao, trường đua, trường bắn có tổng khối tích của các nhà thể thao từ 10.000 m3 trở lên hoặc có sức chứa từ 5.000 chỗ trở lên; cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. |
12 | Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa loại I, loại II; bến xe khách loại 1, loại 2; trạm dừng nghỉ loại 1; nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. |
13 | Gara để xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên. |
14 | Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ. |
15 | Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở lên. |
16 | Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 5.000 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 10.000 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 15.000 m3 trở lên. |
17 | Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kv trở lên. |
18 | Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên. |
3. Phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là bao nhiêu tiền?
Phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cũng là một trong những vấn đề được người dân vô cùng quan tâm khi nhắc đến bảo hiểm cháy nổ.
Căn cứ Điều 26 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được quy định như sau:
– Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng:
Phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc = Số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân (x) Tỷ lệ phí bảo hiểm
>>> Xem thêm: Theo quy định, Di chúc miệng trước lúc mất có hiệu lực không?
Trong đó, tỷ lệ phí bảo hiểm/năm như sau: Nhà chung cư từ 7 tầng trở lên không có hệ thống chữa cháy tự động là 0,1% ; Rạp chiếu phim là 0,1%; Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar là 0,4%; Siêu thị, cửa hàng bách hóa, điện máy, cửa hàng tiện ích là 0,08%,…Căn cứ vào mức độ rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tối đa 25%.
– Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân):
Mức phí bảo hiểm này do thỏa thuận nhưng đảm bảo không thấp hơn số tiền sau đây:
Mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tối thiểu = 1.000 tỷ đồng x 75% tỷ lệ phí bảo hiểm
– Cơ sở hạt nhân: Mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc do thỏa thuận.
4. Mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở đâu?
Trên thị trường hiện có rất nhiều các công ty bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Để vừa đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật, đồng thời có thể giải quyết nhanh chóng quyền lợi khi xảy ra sự cố cháy, nổ, tổ chức, cá nhân nên tìm mua bảo hiểm cháy nổ tại các công ty bảo hiểm uy tín.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu thủ tục công chứng thừa kế di sản theo quy định mới
Một vài gợi ý mà bạn đọc có thể tham khảo như:
– Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC).
– Công ty Bảo hiểm Bảo Minh.
– Bảo hiểm cháy nổ PJICO.
– Bảo hiểm Bảo Việt…
Tổ chức, cá nhân thuộc diện phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có thể đến trụ sở công ty bảo hiểm gần nhất hoặc các đại lý phân phối bảo hiểm để đăng ký mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
5. Mua bảo hiểm cháy nổ được bồi thường thế nào?
Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, khi xảy ra sự kiện cháy, nổ, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị; các loại hàng hóa, vật tư
Số tiền bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với tài sản không vượt quá số tiền bảo hiểm đã được thỏa thuận trong hợp đồng sau khi trừ đi mức giảm trừ bảo hiểm.
Trong đó, số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu được tính như sau:
– Trường hợp xác định được giá thị trường:
Tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu = Giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng.
– Trường hợp không xác định được giá thị trường: Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận.
Tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu đối với nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị | = | Giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm ký hợp đồng |
Tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu đối với các loại hàng hóa, vật tư | = | Giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan |
Trên đây là những thông tin đáng chú ý về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Xem thêm các từ khóa:
>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền và chứng thực hợp đồng ủy quyền ở đâu uy tín?
>>> Chi phí, lệ phí công chứng hợp đồng thuê nhà mới nhất [2023]?
>>> Dịch vụ công chứng không cần bản gốc nhanh gọn, dễ dang tại Hà Nội
>>> Tuyển cộng tác viên viết bài tại nhà trả lương theo ngày
>>> CSGT mặc thường phục có được phép bắn tốc độ?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch