Theo quy định của pháp luật, có một số loại hợp đồng nhà đất bắt buộc phải được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý để sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số các loại hợp đồng khác không bắt buộc và không cần phải thực hiện thủ tục công chứng. Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Những loại hợp đồng nhà đất không bắt buộc công chứng, chứng thực

1.1. Hợp đồng về nhà ở

– Tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

– Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

– Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư.

– Góp vốn bằng nhà ở mà có 1 bên là tổ chức

– Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.

Với những trường hợp trên không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

>>>> Có thể bạn quan tâm: Công chứng hợp đồng ở đâu?

1.2. Hợp đồng về quyền sử dụng đất

– Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất,

– Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp;

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản

Với các trường hợp trên được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.

1.3. Hợp đồng kinh doanh bất động sản:

a) Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng;

b) Hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng;

c) Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng;

d) Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;

đ) Hợp đồng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản.

Hợp đồng kinh doanh bất động sản nêu trên phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận

>>>> Xem thêm: Dịch vụ làm giấy tờ nhà đất

Như vậy, với các trường hợp trên pháp luật không bắt buộc phải công chứng, tuy nhên các bên có quyền thỏa thuận để tiến hành công chứng hợp đồng đó.

2. Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng nhà đất

Thủ tục công chứng các văn bản về thừa kế

Để thực hiện thủ tục công chứng, với những bản hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn. Bạn cần chuẩn bị và nộp những giấy tờ sau

Tại Khoản 1 Điều 40 Luật công chứng 2014 quy định:

“1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có”.

Như vậy, khi có hợp đồng, giao dịch được soạn thảo sẵn, bạn cần chuẩn bị phiếu yêu cầu công chứng, dự thảo hợp đồng, giao dịch, bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng. Ngoài ra với tài sản pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng mà hợp đồng, giao dịch liên quan tới tài sản đó thì phải có bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản đó.

Xem thêm:  ESOP: Điều Kiện và Bước Quy Trình Cho Việc Phát Hành ESOP (Employee Stock Ownership Plan)

–  Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.

– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng, giao dịch là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

– Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

>>>> Xem thêm: Điều kiện lập di chúc hợp pháp

– Các bên tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Người yêu cầu công chứng phải ký vào văn bản công chứng trước mặt công chứng viên.

– Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

3. Hiệu lực của hợp đồng nhà đất không bắt buộc công chứng

Theo quy định tại Điều 401, Bộ luật dân sự 2015 quy định về hiệu lực hợp đồng như sau:

Xem thêm:  Sổ Đỏ cho Nhà Đất Thừa Kế: Quy trình và Chi phí liên quan

Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng

1.Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

2.Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”

Như vậy,thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực.

Trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận, không có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên ký kết hợp đồng.

Như vậy, mặc dù pháp luật quy định một số loại hợp đồng không bắt buộc phải công chứng, tuy nhiên trên thực tế, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì các bên nên tiến hành công chứng, chứng thực tính hợp pháp của bản Hợp đồng. Nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị ThủyThẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *